CÔNG TY CHI TRẢ THU NHẬP KHI LÀM TỜ KHAI QUYẾT TOÁN THUẾ CUỐI NĂM DỄ MẮC PHẢI CÁC SAI SÓT NÀO?

TỔNG HỢP SAI SÓT TRONG QUYẾT TOÁN THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN

Cuối năm, Các doanh nghiệp thuộc đối tượng nộp thuế thu nhập cá nhân cần nộp tờ khai quyết toán thuế thu nhập cá nhân. Theo quy định hiện hành, cụ thể là theo TT80/2021, lập và nộp tờ khai 05/QTT-TNCN Tờ khai quyết toán thuế thu nhập cá nhân (TT80/2021) kèm theo các phụ lục đính kèm bao gồm: 05-1/BK-TNCN (Phụ lục Bảng kê chi tiết cá nhân thuộc diện tính thuế theo biểu lũy tiến từng phần; 05-2/BK-TNCN (Phụ lục Bảng kê chi tiết cá nhân thuộc diện tính thuế theo thuế suất toàn phần) và 05-3/BK-TNCN (Phụ lục Bảng kê chi tiết người phụ thuộc giảm trừ gia cảnh). Khi lên tờ khai quyết toán thuế thu nhập cá nhân thường có một số sai sót như sau:

 

Kê khai thông tin vào phụ lục 05-1/BK-TNCN và 05-2/BK-TNCN chưa chính xác:

* Phụ lục 05-1/BK-TNCN là phụ lục Bảng kê chi tiết các cá nhân thuộc biểu lũy tiến từng phần tức là các cá nhân này ký hợp đồng hợp đồng lao động trên ba tháng hoặc vô thời hạn.

* Phụ lục 05-2/BK-TNCN là phụ lục Bảng kê chi tiết các cá nhân thuộc biểu lũy tiến toàn phần tức là các cá nhân ký hợp đồng lao động có thời hạn dưới 3 tháng.

* Trường hợp cá nhân không ủy quyền công ty quyết toán thay vừa ký hợp đồng lao động thử việc (dưới 3 tháng) sau đó ký kết hợp đồng dài hạn > 3 tháng thì:

– Hợp đồng lao động thử việc (dưới 3 tháng) kê khai vào Phụ lục 05-2/BK-TNCN

– Hợp đồng lao động dài hạn (trên 3 tháng) kê khai vào Phụ lục 05-1/BK-TNCN

Đối với trường hợp này nếu kê khai nhầm phụ lục có thể phải giải trình với các cơ quan ban ngành liên quan như Cơ quan Bảo hiểm xã hội

* Trường hợp cá nhân ủy quyền công ty quyết toán thay vừa ký hợp đồng lao động thử việc (dưới 3 tháng) sau đó ký kết hợp đồng dài hạn (trên 3 tháng) thì kê khai vào Phụ lục 05-1/BK-TNCN

Xác nhận chưa đúng các cá nhân đủ điều kiện ủy quyền quyết toán thay:

Điều kiện ủy quyền quyết toán thuế TNCN năm 2023 được quy định tại khoản 6 Điều 8 Nghị định 126/2020/NĐ-CP.

Cụ thể, cá nhân cư trú có thu nhập từ tiền lương, tiền công ủy quyền quyết toán thuế TNCN cho tổ chức, cá nhân trả thu nhập nếu thuộc các trường hợp sau:

– Cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công ký hợp đồng lao động từ 03 tháng trở lên tại một nơi và thực tế đang làm việc tại đó vào thời điểm tổ chức, cá nhân trả thu nhập thực hiện việc quyết toán thuế, kể cả trường hợp không làm việc đủ 12 tháng trong năm dương lịch.

Trường hợp cá nhân là người lao động được điều chuyển từ tổ chức cũ đến tổ chức mới do tổ chức cũ thực hiện sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp hoặc tổ chức cũ và tổ chức mới trong cùng một hệ thống thì cá nhân được ủy quyền quyết toán thuế cho tổ chức mới.

– Cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công ký hợp đồng lao động từ 03 tháng trở lên tại một nơi và thực tế đang làm việc tại đó vào thời điểm tổ chức, cá nhân trả thu nhập quyết toán thuế, kể cả trường hợp không làm việc đủ 12 tháng trong năm dương lịch; đồng thời có thu nhập vãng lai ở các nơi khác bình quân tháng trong năm không quá 10 triệu đồng và đã được khấu trừ thuế TNCN theo tỷ lệ 10% nếu không có yêu cầu quyết toán thuế đối với phần thu nhập này.

– Cá nhân là người nước ngoài kết thúc hợp đồng làm việc tại Việt Nam khai quyết toán thuế với cơ quan thuế trước khi xuất cảnh.

Trường hợp cá nhân chưa làm thủ tục quyết toán thuế với cơ quan thuế thì thực hiện ủy quyền cho tổ chức trả thu nhập hoặc tổ chức, cá nhân khác quyết toán thuế theo quy định về quyết toán thuế đối với cá nhân.

Trường hợp tổ chức trả thu nhập hoặc tổ chức, cá nhân khác nhận ủy quyền quyết toán thì phải chịu trách nhiệm về số thuế TNCN phải nộp thêm hoặc được hoàn trả số thuế nộp thừa của cá nhân.

Đối tượng không được ủy quyền quyết toán thuế TNCN

Năm 2017, Cục Thuế TP. Hà Nội đã phát hành Công văn số 5749/CT-TNCN để hướng dẫn quyết toán thuế TNCN. Theo nội dung này, người lao động sẽ không được ủy quyền quyết toán thuế TNCN cho doanh nghiệp trong bảy trường hợp sau đây:

  1. Người lao động đã nhận được chứng từ khấu trừ thuế TNCN từ doanh nghiệp thì không được phép ủy quyền quyết toán thuế cho doanh nghiệp, trừ trường hợp chứng từ khấu trừ thuế đã cập được doanh nghiệp thu hồi và hủy bỏ.
  2. Người lao động nhận thu nhập từ tiền lương, tiền công có ký hợp đồng lao động từ 03 tháng trở lên tại một doanh nghiệp nhưng đã nghỉ việc tại thời điểm ủy quyền quyết toán thuế thì không được phép ủy quyền.
  3. Người lao động có thu nhập từ tiền lương, tiền công có ký hợp đồng lao động từ 03 tháng trở lên tại một doanh nghiệp và có nguồn thu nhập vãng lai chưa được khấu trừ thuế hoặc khấu trừ thuế chưa đủ tại nơi trả thu nhập (bao gồm cả trường hợp chưa đến mức khấu trừ và đã đến mức khấu trừ nhưng không khấu trừ).
  4. Người lao động có thu nhập từ tiền lương, tiền công tại nhiều doanh nghiệp và đều ký hợp đồng lao động từ 03 tháng trở lên.
  5. Người lao động không có thu nhập từ tiền lương, tiền công do ký hợp đồng lao động mà chỉ có thu nhập vãng lai đã được khấu trừ thuế (kể cả khi chỉ có thu nhập vãng lai tại 1 nơi).
  6. Người lao động có thu nhập từ tiền lương, tiền công và đồng thời thuộc diện xét giảm thuế do thiên tai, hỏa hoạn, tai nạn, bệnh hiểm nghèo thì phải tự khai quyết toán thuế kèm theo hồ sơ xét giảm thuế theo quy định tại Khoản 1, Điều 46, Thông tư 156/2013/TT-BTC.
  7. Người lao động chưa được cấp mã số thuế cá nhân.

Người nộp thuế thuộc đối tượng ủy quyền quyết toán thuế TNCN thì làm Giấy ủy quyền theo mẫu số 08/UQ-QTT-TNCN ban hành kèm theo Thông tư 80/2021/TT-BTC. Giấy ủy quyền này nên được lập trước thời điểm nộp tờ khai quyết toán thuế thu nhập cá nhân

Giay uy quyen QT 08 UQQT-TNCN

Cá nhân đủ điều kiện ủy quyền quyết toán sẽ tính giảm trừ bản thân trong năm là 132triệu. Trường hợp cá nhân không đủ điều kiện quyết toán sẽ tính theo số tháng làm việc thực tế x 11triệu đồng.

 

Sai lầm trong việc đăng ký người phụ thuộc:

Căn cứ điểm c Khoản 1 Điều 9 thông tư 111/2013/TT-BTC

c.1.1) Người nộp thuế có nhiều nguồn thu nhập từ tiền lương, tiền công, từ kinh doanh thì tại một thời điểm (tính đủ theo tháng) người nộp thuế lựa chọn tính giảm trừ gia cảnh cho bản thân tại một nơi.

c.1.2) Đối với người nước ngoài là cá nhân cư trú tại Việt Nam được tính giảm trừ gia cảnh cho bản thân từ tháng 01 hoặc từ tháng đến Việt Nam trong trường hợp cá nhân lần đầu tiên có mặt tại Việt Nam đến tháng kết thúc hợp đồng lao động và rời Việt Nam trong năm tính thuế (được tính đủ theo tháng).

c.1.3) Trường hợp trong năm tính thuế cá nhân chưa giảm trừ cho bản thân hoặc giảm trừ cho bản thân chưa đủ 12 tháng thì được giảm trừ đủ 12 tháng khi thực hiện quyết toán thuế theo quy định.

c.2) Giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc

c.2.1) Người nộp thuế được tính giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc nếu người nộp thuế đã đăng ký thuế và được cấp mã số thuế.

c.2.2) Khi người nộp thuế đăng ký giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc sẽ được cơ quan thuế cấp mã số thuế cho người phụ thuộc và được tạm tính giảm trừ gia cảnh trong năm kể từ khi đăng ký. Đối với người phụ thuộc đã được đăng ký giảm trừ gia cảnh trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành thì tiếp tục được giảm trừ gia cảnh cho đến khi được cấp mã số thuế.

c.2.3) Trường hợp người nộp thuế chưa tính giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc trong năm tính thuế thì được tính giảm trừ cho người phụ thuộc kể từ tháng phát sinh nghĩa vụ nuôi dưỡng khi người nộp thuế thực hiện quyết toán thuế và có đăng ký giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc. Riêng đối với người phụ thuộc khác theo hướng dẫn tại tiết d.4, điểm d, khoản 1, Điều này thời hạn đăng ký giảm trừ gia cảnh chậm nhất là ngày 31 tháng 12 của năm tính thuế, quá thời hạn nêu trên thì không được tính giảm trừ gia cảnh cho năm tính thuế đó.

c.2.4) Mỗi người phụ thuộc chỉ được tính giảm trừ một lần vào một người nộp thuế trong năm tính thuế. Trường hợp nhiều người nộp thuế có chung người phụ thuộc phải nuôi dưỡng thì người nộp thuế tự thỏa thuận để đăng ký giảm trừ gia cảnh vào một người nộp thuế.

Như vậy cần lưu ý người phụ thuộc thuộc trường hợp đăng ký giảm trừ người phụ thuộc phải đăng ký giảm trừ trước ngày 31/12 của năm tính thuế trong trường hợp:

d.4) Các cá nhân khác không nơi nương tựa mà người nộp thuế đang phải trực tiếp nuôi dưỡng và đáp ứng điều kiện tại điểm đ, khoản 1, Điều này bao gồm:

d.4.1) Anh ruột, chị ruột, em ruột của người nộp thuế.

d.4.2) Ông nội, bà nội; ông ngoại, bà ngoại; cô ruột, dì ruột, cậu ruột, chú ruột, bác ruột của người nộp thuế.

d.4.3) Cháu ruột của người nộp thuế bao gồm: con của anh ruột, chị ruột, em ruột.

d.4.4) Người phải trực tiếp nuôi dưỡng khác theo quy định của pháp luật.

Nếu quá thời hạn trên mà đăng ký giảm trừ người phụ thuộc thì không được giảm trừ trong Trường hợp này.

Đăng ký giảm trừ Người phụ thuộc tại thời điểm nào (hoặc tại thời điểm nuôi dưỡng) thì được tính giảm trừ khi đó nhưng cuối năm nếu đủ điều kiện ủy quyền quyết toán thì tính giảm trừ tròn năm.

Người lao động trong năm có thay đổi nơi làm việc thì phải báo giảm đăng ký Người phụ thuộc nơi làm cũ và thực hiện báo tăng Người phụ thuộc ở nơi làm mới như lần đầu.

Người phụ thuộc và hồ sơ chứng minh người phụ thuộc căn cứ điểm d và điểm g Khoản 1 Điều 9 thông tư 111/2013/TT-BTC

Một lưu ý nhỏ khi đăng ký mã số thuế người phụ thuộc cho con nhỏ chưa có căn cước công dân, hộ chiếu mà không có số sổ ở giấy khai sinh thì điền dấu “x hoặc số 1”.

 

Bỏ quên việc đăng ký mã số thuế thu nhập cá nhân cho người lao động

Đăng ký mã số thuế cá nhân cho người lao động để đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ của người lao động. Trường hợp người lao động không có mã số thuế cá nhân sẽ không được làm cam kết Mẫu 08/CK-TNCN – Cam kết thuế TNCN mới nhất theo TT80 để tạm không khấu trừ thuế cá nhân. Đặc biệt là người lao động phải tự đi quyết toán thuế TNCN vì không đủ điều kiện ủy quyền quyết toán, không được hoàn lại phần thuế TNCN nộp thừa, không đủ điều kiện để giảm trừ gia cảnh đối với người phụ thuộc

Đăng ký Mã số thuế thu nhập cá nhân chậm nhất là 10 ngày kể từ ngày phát sinh nghĩa vụ thuế thu nhập cá nhân theo quy định tại Điều 33 luật quản lý thuế số 38.2019.QH4

 

Chưa biết khi nào cùng mẫu cam kết thuế thu nhập cá nhân Mẫu 08/CK-TNCN Điểm i khoản 1 điều 25 TT 111/2013/TT-BTC:

Các tổ chức, cá nhân trả tiền công, tiền thù lao, tiền chi khác cho cá nhân cư trú không ký hợp đồng lao động (theo hướng dẫn tại điểm c, d, khoản 2, Điều 2 Thông tư này) hoặc ký hợp đồng lao động dưới ba (03) tháng có tổng mức trả thu nhập từ hai triệu (2.000.000) đồng/lần trở lên thì phải khấu trừ thuế theo mức 10% trên thu nhập trước khi trả cho cá nhân.

Trường hợp cá nhân chỉ có duy nhất thu nhập thuộc đối tượng phải khấu trừ thuế theo tỷ lệ nêu trên nhưng ước tính tổng mức thu nhập chịu thuế của cá nhân sau khi trừ gia cảnh chưa đến mức phải nộp thuế thì cá nhân có thu nhập làm cam kết (theo mẫu ban hành kèm theo văn bản hướng dẫn về quản lý thuế) gửi tổ chức trả thu nhập để tổ chức trả thu nhập làm căn cứ tạm thời chưa khấu trừ thuế thu nhập cá nhân.

Điều kiện làm cam kết 08/CK-TNCN – Cam kết thuế TNCN

– Có Mã số cá nhân tại thời điểm làm cam kết

– Có duy nhất “thu nhập từ tiền lương tiền công”

– Ước tính tổng thu nhập trong năm chưa đến mức nộp thuế.

Ví dụ: Người lao động làm việc nhiều nơi trong năm với thu nhập vãng lai nhưng ước tính chắc chắn tổng thu nhập trong năm của người lao động không vượt quá 132tr/năm thì vẫn được làm cam kết 08CK-TNCN.

Tải cam kết 08 tại đây: Ban cam ket 08.CK-TNCN

Băn khoăn không biết cá nhân có nhiều nguồn thu nhập thì kê khai như thế nào?

Thu nhập từ tiền lương tiền công, thu nhập từ Kinh doanh, thu nhập từ Chuyển nhượng vốn…Tách biệt thu nhập và kê khai riêng. Ví dụ như thu nhập từ cho thuê tài sản nộp theo Mẫu số 01/TTS ban hành kèm theo Thông tư 40/2021/TT-BTC, thu nhập từ chuyển nhượng vốn kê khai theo mẫu Mẫu 04/CNV-TNCN

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *