TỔNG HỢP CÁC CÂU HỎI LIÊN QUAN ĐẾN THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN

TỔNG HỢP CÁC CÂU HỎI LIÊN QUAN ĐẾN THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN

TỔNG HỢP CÁC CÂU HỎI LIÊN QUAN ĐẾN THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN

Bạn đang quan tâm đến vấn đề quyết toán thuế thu nhập cá nhân (TNCN), hãy cùng Đại lý thuế Vntax cùng tìm hiểu nhé!!!

Dưới đây là bài tổng hợp các hướng dẫn có liên quan đến việc quyết toán thuế TNCN.

  1. Đối tượng nào cần nộp tờ khai quyết toán thuế thu nhập cá nhân?

 

Tham khảo bài viết sau

 

  1. Thời hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế thu nhập cá nhân

 

Tham khảo bài viết sau

 

  1. Cách lên tờ khai thuế thu nhập cá nhân

 

Tham khảo bài viết sau

 

  1. Được quyết toán thay thu nhập tại đơn vị cũ của lao động di chuyển nội bộ

Theo hướng dẫn tại khoản 1 Mục II Công văn 801/TCT-TNCN ngày 2/3/2016, người lao động “di chuyển nội bộ” trong cùng một hệ thống (như tập đoàn, tổng công ty, công ty mẹ – con, trụ sở chính – chi nhánh), nếu trong năm không phát sinh thêm thu nhập từ một nơi nào khác thì được ủy quyền cho doanh nghiệp nơi chuyển đến quyết toán thay thuế TNCN.

Thu nhập được ủy quyền quyết toán bao gồm cả thu nhập phát sinh tại doanh nghiệp nơi chuyển đi.

Phía doanh nghiệp khi quyết toán ủy quyền cho người lao động “di chuyển nội bộ” cần lưu ý cách kê khai một số chỉ tiêu trên tờ khai QTT TNCN như sau:

– Tại chỉ tiêu [35] trên Tờ khai QTT TNCN mẫu 05/QTT-TNCN: khai tổng số thuế đã khấu trừ đối với toàn bộ tiền lương, tiền công đã chi trả, không bao gồm thuế TNCN đã khấu trừ tại đơn vị khác của người lao động được điều chuyển.

– Tại chỉ tiêu [20] trên Phụ lục 05-1/BK-QTT-TNCN: khai tổng số thuế đã khấu trừ trong năm của người lao động nhận điều chuyển, bao gồm cả số thuế TNCN theo chứng từ khấu trừ tại đơn vị điều chuyển.

(Công văn số 407/TCT-TNCN ngày 29/1/2018)

  1. Nhận ủy quyền hoàn thuế TNCN phải thu hồi lại chứng từ khấu trừ

Theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 25 Thông tư 111/2013/TT-BTC, Công ty không được cấp chứng từ khấu trừ thuế cho các cá nhân ủy quyền quyết toán. Nếu đã lỡ cấp thì bắt buộc phải thu hồi lại và khi làm thủ tục hoàn thuế phải xuất trình cho cơ quan thuế kiểm tra.

Trường hợp Công ty khấu trừ thừa thuế TNCN đối với người nước ngoài là cá nhân không cư trú và đã cấp chứng từ khấu trừ cho người này, nếu muốn ủy quyền cho Công ty làm thủ tục hoàn thuế thì phải thu hồi lại chứng từ khấu trừ.

Nếu không thể thu hồi chứng từ khấu trừ thuế, người nước ngoài phải trực tiếp làm thủ tục hoàn thuế, không được ủy quyền.

(Công văn số 276/TCT-TNCN ngày 17/1/2018)

  1. Làm việc nhiều nơi, quyết toán thuế ở đâu?

Người có thu nhập nhiều nơi nếu thuộc diện tự mình quyết toán thuế TNCN thì nộp hồ sơ quyết toán tại nơi đã đăng ký giảm trừ gia cảnh.

Trường hợp có thay đổi nơi làm việc đồng thời thay đổi nơi đăng ký giảm trừ gia cảnh thì hồ sơ quyết toán được nộp tại nơi làm việc cuối cùng có tính giảm trừ gia cảnh.

Riêng cá nhân chưa tính giảm trừ gia cảnh tại bất cứ nơi nào thì hồ sơ quyết toán được nộp tại địa phương cư trú (nơi thường trú hoặc tạm trú).

(Công văn số 261/TCT-TNCN ngày 17/1/2018)

  1. Lỡ khấu trừ thuế TNCN cao hơn quy định, có cần điều chỉnh quyết toán?

Trường hợp Công ty lỡ cấp chứng từ khấu trừ thuế TNCN với mức cao hơn quy định và đã khai quyết toán, xử lý như thế nào?

Theo Tổng cục Thuế, nếu Công ty không thu hồi được các chứng từ khấu trừ thuế đã cấp thì không phải điều chỉnh quyết toán, người lao động sẽ trực tiếp làm thủ tục hoàn thuế.

Ngược lại, nếu Công ty thu hồi được các chứng từ khấu trừ thuế đã cấp thì phải cấp lại chứng từ khác (theo số thuế đúng) và phải điều chỉnh lại quyết toán.

(Công văn số 5978/TCT-TNCN ngày 29/12/2017)

  1. Nghỉ việc nhưng chưa về nước có cần quyết toán thuế TNCN?

Trường hợp Công ty chấm dứt Hợp đồng lao động với người nước ngoài là cá nhân cư trú thì khi chi trả tiền lương, tiền công tại thời điểm chấm dứt hợp đồng vẫn khấu trừ thuế TNCN theo biểu lũy tiến, cho dù không xác định được sau khi nghỉ việc người này về nước hay tiếp tục ở lại Việt Nam.

Nếu người nước ngoài về nước sau khi nghỉ việc tại Công ty thì phải làm thủ tục quyết toán thuế trước khi xuất cảnh.

Tuy nhiên, nếu người nước ngoài không về nước mà tiếp tục ở lại Việt Nam làm việc thì không phải quyết toán thuế khi nghỉ tại Công ty mà chờ quyết toán khi kết thúc năm.

(Công văn số 11765/CT-TTHT ngày 28/11/2017)

  1. Làm gì khi lỡ quyết toán thay người có thu nhập nhiều nơi?

Lao động có thu nhập nhiều nơi trong năm phải trực tiếp quyết toán thuế, không được ủy quyền.

Pháp luật hiện hành cũng không cho phép doanh nghiệp sau được thu hồi chứng từ khấu trừ thuế do doanh nghiệp trước đã cấp để quyết toán thuế thay cho người lao động có thu nhập nhiều nơi.

Trường hợp doanh nghiệp đã lỡ quyết toán thay cho cá nhân thuộc diện trực tiếp quyết toán thuế thì không cần điều chỉnh, nhưng phải cấp chứng từ khấu trừ theo hướng dẫn tại khoản 3 Mục II Công văn số 801/TCT-TNCN ngày 2/3/2016 để người đó tự quyết toán lại.

(Công văn số 11594/CT-TTHT ngày 27/11/2017)

  1. Chưa cư trú đủ 183 ngày, cuối năm chưa bắt buộc quyết toán thuế

Đối với người nước ngoài, nếu cư trú chưa đủ 183 ngày trong năm dương lịch đầu tiên thì cuối năm đó chưa phải khai quyết toán thuế TNCN.

Kỳ quyết toán thuế đầu tiên của người này được xác định là 12 tháng liên tục kể từ ngày có mặt tại Việt Nam. Thời điểm nộp hồ sơ quyết toán chậm nhất là ngày thứ 90 kể từ ngày đủ 12 tháng liên tục.

(Công văn số 72987/CT-TTHT ngày 13/11/2017)

  1. Hưởng lương nhiều nơi vẫn có thể ủy quyền quyết toán thuế theo luật dân sự

Người nước ngoài nếu đồng thời hưởng lương từ công ty tại Việt Nam và Công ty ở nước ngoài thì phải tự quyết toán thuế, không được ủy quyền.

Tuy nhiên, việc cấm ủy quyền theo nguyên tắc trên chỉ hạn chế trong phạm vi luật thuế TNCN. Nếu muốn ủy quyền, có thể ủy quyền theo luật dân sự để Công ty tại Việt Nam quyết toán thay.

(Công văn số 3438/TCT-TNCN ngày 2/8/2017)

  1. Miễn quyết toán thu nhập vãng lai nếu không quá 10 triệu/tháng

“Thu nhập vãng lai” được hiểu là thu nhập phát sinh không thường xuyên ở nơi khác ngoài Công ty đang làm việc.

Khoản thu nhập này nếu không quá 10 triệu đồng/tháng (tức 120 triệu đồng/năm) và đã bị khấu trừ thuế theo tỷ lệ 10% trước khi chi trả thì được miễn quyết toán vào cuối năm, trừ trường hợp có nhu cầu.

(Công văn số 38266/CT-TTHT ngày 7/6/2017)

  1. Không cư trú – người nước ngoài được miễn quyết toán thuế trước khi xuất cảnh

Quyết toán thuế trước khi xuất cảnh – đây chỉ là nghĩa vụ bắt buộc đối với cá nhân cư trú, tức người có nơi thường trú hoặc tạm trú tại Việt Nam từ 183 ngày/năm trở lên.

Theo đó, người nước ngoài nếu là cá nhân cư trú tại Việt Nam thì mới phải quyết toán thuế trước khi xuất cảnh về nước. Ngược lại, nếu là cá nhân không cư trú thì được miễn quyết toán.

Xin lưu ý, nếu là cá nhân cư trú, người nước ngoài sẽ được tính thuế theo biểu lũy tiến, trái lại nếu là cá nhân không cư trú thì phải chịu thuế với thuế suất 20%.

(Công văn số 4913/CT-TTHT ngày 29/5/2017)

  1. Hợp đồng lao động 3 tháng có được ủy quyền quyết toán thuế?

Đối tượng được ủy quyền quyết toán thuế bao gồm những người có hợp đồng lao động từ 3 tháng trở lên và thực tế còn làm việc tại thời điểm quyết toán.

Như vậy, người ký Hợp đồng lao động với thời hạn tròn 3 tháng vẫn thuộc diện được ủy quyền quyết toán thuế.

(Công văn số 4597/CT-TTHT ngày 19/5/2017)

  1. Thu nhập từ kinh doanh không được đưa vào quyết toán thuế TNCN

Việc quyết toán thuế TNCN hiện nay chỉ áp dụng đối với nguồn thu nhập từ tiền lương, tiền công, không áp dụng với thu nhập từ kinh doanh.

Theo đó, cho dù cá nhân đồng thời có thu nhập từ tiền lương, tiền công và từ kinh doanh thì khi quyết toán chỉ kê khai phần thu nhập từ tiền lương, tiền công. Phần thu nhập từ kinh doanh phải loại trừ ra, không được đưa vào quyết toán.

(Công văn số 1864/TCT-TNCN ngày 9/5/2017)

  1. Phát sinh thêm thu nhập vãng lai có được ủy quyền quyết toán?

Người phát sinh thêm thu nhập vãng lai ngoài tiền lương, liệu có được ủy quyền quyết toán thuế?

Vấn đề này tùy thuộc vào mức thu nhập vãng lai của người đó. Nếu thu nhập vãng lai không quá 10 triệu đồng/tháng thì vẫn được ủy quyền quyết toán. Ngược lại, nếu thu nhập vãng lai vượt trên 10 triệu đồng/tháng thì không được ủy quyền.

(Công văn số 6046/CT-TNCN ngày 21/2/2017)

  1. Văn phòng đại diện vẫn phải quyết toán thuế TNCN nếu trực tiếp thanh toán lương

Nghĩa vụ quyết toán thuế TNCN hiện nay chỉ xét theo tiêu chí có hay không trả lương, chứ không căn cứ vào loại hình hay chức năng hoạt động.

Theo đó, Văn phòng đại diện nếu trực tiếp chi trả lương cho nhân viên thì có trách nhiệm quyết toán thuế TNCN vào cuối năm.

Ngược lại, nếu tiền lương tại Văn phòng đại diện là do Công ty mẹ chi trả thì Văn phòng không phải quyết toán thuế, trách nhiệm này thuộc về Công ty mẹ.

(Công văn số 5675/CT-TTHT ngày 17/2/2017)

  1. Năm thay đổi nơi làm việc không được ủy quyền quyết toán thuế

Một trong những điều kiện cho phép ủy quyền quyết toán thuế TNCN là chỉ có thu nhập tại một nơi, nếu phát sinh thu nhập từ 2 nơi trở lên thì không được ủy quyền.

Theo đó, những người vừa mới thay đổi nơi làm việc trong năm sẽ bị xem là phát sinh thu nhập từ nhiều nơi (tại Công ty cũ và Công ty mới) và năm đó không được ủy quyền quyết toán thuế.

(Công văn số 938/CT-TTHT ngày 7/2/2017)

  1. Điều chuyển từ Chi nhánh về Công ty vẫn được ủy quyền quyết toán

Người lao động mà có thu nhập từ 2 nơi trở lên thì phải trực tiếp quyết toán thuế, không được ủy quyền cho Công ty quyết toán thay.

Tuy nhiên, đối với người được điều chuyển nơi làm việc từ Chi nhánh về Công ty, kể cả trường hợp ký lại hợp đồng lao động thì vẫn được ủy quyền quyết toán thuế, nếu trong năm không còn phát sinh thu nhập tại nơi nào khác.

(Công văn số 529/CT-TTHT ngày 16/1/2017)

  1. Phát sinh thu nhập nhiều nơi không được ủy quyền quyết toán thuế

Pháp luật hiện nay không cấm một người đồng thời làm việc cho nhiều Công ty.

Tuy nhiên, chỉ những người có thu nhập duy nhất tại một Công ty trong năm thì mới được phép ủy quyền quyết toán thuế. Riêng những người có thu nhập tại nhiều Công ty thì phải trực tiếp quyết toán, không được ủy quyền.

(Công văn số 434/CT-TTHT ngày 16/1/2017)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *